NHỮNG NGÔI TRƯỜNG TRUNG HỌC TIÊU BIỂU CỦA MIỀN NAM TRƯỚC 1975

(Tiếp theo)

Chỉ tồn tại có 21 năm, từ di sản của nền giáo dục thuộc địa của Pháp chế độ Việt Nam Cộng Hoà đă khai sinh một nền giáo dục Dân tộc, Nhân bản và Khai phóng mà giá trị đến ngày nay không ai có thể phủ nhận được. Là một người từng ở trong ngành giáo dục của miền Nam, nh́n thấy sự vong thân của hệ thống trường học xà hội chủ nghĩa ngày nay ở Việt Nam, tôi không thể nào không luyến tiếc những ngôi trường của miền Nam trước 1975 đă đi đúng ba mục tiêu trên . Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài G̣n, Huế , Cần Thơ, Mỹ Tho. Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Tuy nhiên các trường trung học ở các địa phương khác cũng hoàn thành nhiệm vụ không thua kém các trường được nêu tên.

Phần 3: Những trường chương tŕnh Pháp giao lại cho Việt Nam (Các trung tâm giáo dục}

Hệ thống Trung tâm giáo dục (TTGD) của miền Nam trước năm 1975 gồm có năm cơ sở trên toàn quốc. Về mặt hành chính, tất cả các TTGD đều trực thuộc Bộ Giáo dục quản lư mà không chịu sự điều khiển của các ty giáo dục địa phương. Các TTGD này trước kia là trường theo chương tŕnh Pháp, do Bộ Giáo dục Pháp điều hành, được chuyển giao cho Bộ Giáo dục Việt Nam vào năm 1967 , gồm có:

1)TTGD Nguyễn Hiền ở Đà Nẵng, trước kia là Lycée Blaise Pascal

2)TTGD Hàn Thuyên ở Nha Trang, trước kia là Collège Français de Nha Trang

3)TTGD Lê Qúy Đôn ở Sài G̣n, trước kia là trường Jean Jacques Rousseau

4)TTGD Hồng Bàng ở Chợ Lớn, trước kia là École francaise de Cholon

5)TTGD Hùng Vương Đà Lạt, trước kia là Lycée Yersin

 

-Trung Tâm Giáo Dục Lê Quư Đôn, quận 3, Sài G̣n

Trường được khởi công năm 1874 và hoàn tất năm 1877, giảng dạy từ tiểu học đến tú tài theo chương tŕnh Pháp. Ngày đầu thành lập, trường có tên Collège Indigène (trung học bản xứ), không lâu sau được đổi tên thành Collège Chasseloup Laubat, theo tên Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại (c̣n gọi là Bộ Thuộc địa) lúc bấy giờ là Francois Marquis de Chasseloup Laubat (1754-1833).

Ban đầu, trường chỉ nhận các học sinh người Pháp, đến đầu thế kỷ 20 th́ mở rộng để nhận thêm học sinh người Việt, tuy nhiên phải có quốc tịch Pháp.. Trường chia thành hai khu riêng biệt: khu dành cho học sinh Pháp, gọi là Quartier Européen và khu học tṛ Việt gọi là khu bản xứ, nhưng hai nơi đều học chung chương tŕnh Pháp và thi tú tài Pháp.

Năm 1954 Trường tiếp tục đổi tên một lần nữa thành Jean Jacques Rousseau (tên một nhà trí thức Pháp trong phong trào "Ánh Sáng" thế kỷ XVIII) nhằm tránh gợi nhớ thời thuộc địa, nhưng vẫn do người Pháp quản lư, chủ yếu dạy học sinh người Việt.

Tới năm 1967, trường được giao trả cho người Việt và đổi tên là Trung tâm giáo dục Lê Quư Đôn, học từ lớp 1 đến lớp 12.

Hiệu trưởng đầu tiên của Trung Tâm là thầy Phan Văn Huấn.

Những học sinh nổi tiếng của thế hệ trước: ông hoàng của Lào Phetsarath (1890-1959) ông Hoàng của Cao Miên Sihanouk, nữ sĩ Marguerite Duras (1914-1996) tác giả tiểu thuyết Amant, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, học giả Vương Hồng Sển, kỷ sư Lưu Văn Lang, học giả Trần Văn Ân đại tướng Dương Văn Minh, trung tướng Trần Văn Đôn, hoàng tử Vĩnh San con vua Duy Tân…

Những học sinh nổi tiếng thế hê sau: nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ca sĩ Elvis Phương,nhạc sĩ Lê Hựu Hà, kịch sĩ Hồng Vân…

 

-Trung tâm giáo dục Hồng Bàng, quận 5, Sài G̣n

Trung tâm giáo dục Hồng Bàng được người Pháp xây dựng từ năm 1933 làm trường học nội trú cho trẻ em là con của những người Pháp đến Việt Nam làm việc và lập gia đ́nh với người bản xứ.

Sau đó, trường trở thành một chi nhánh của Trường Jean - Jacques Rousseau tại Chợ Lớn . Đến năm 1967, người Pháp giao trường lại cho Chính phủ Việt Nam lúc bấy giờ thành lập Trung tâm Giáo dục Hồng Bàng.

TTGD Hồng Bàng được quản lư bởi Ban Giám đốc cùng các giáo sư và giáo viên người Viêt phụ trách dạy Việt ngữ và các giáo viên và giáo sư người Pháp do Trung Tâm Văn Hóa Pháp cung cấp ,dạy Pháp ngữ.

Giám đốc đầu tiên là Ông Nguyễn Khánh Hải , sau đó lần lượt thay đổi các Giám đốc Nguyến Ngọc Quang, Từ Chấn Sâm và Lâm Vơ Huỳnh là vị giám đốc cuối cùng cho đến ngày 30/4/75.

Đầu năm học 74-75, tôi đang dạy trường Ngô Quyền ở Biên Hoà th́ anh Lâm Vơ Huỳnh, giám đốc Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng ở quận 5, Chợ Lớn gặp tôi hỏi tôi có muốn về dạy ở trường anh không? Gần mười năm dạy từ miền tây đến miền đông, đây là cơ hội để tôi dạy gần nhà. Tôi nhận lời. Anh nói tạm thời tôi dạy một số giờ toán lớp 12 của một đồng nghiệp môn toán ở trường anh đă lên đường tu nghiệp ở Pháp, rồi anh sẽ làm thủ tục cho tôi thuyên chuyển về đó.

Tới khoảng giữa niên học tôi mới nhận được sự vu lệnh thuyên chuyển về Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng. Ngoài lớp 12 duy nhất của trường, tôi phụ trách toán cho lớp 10 và 11. Lớp 12 của trường chỉ vơn vẹn có mười mấy em, toàn là con những nhà tai mắt ở thủ đô.

 

-Trung tâm giáo dục Nguyễn Hiền, Đà Nẵng

Khi TTGD NH được thành lập, vị giám đốc đầu tiên là Cô Nguyễn Thị Liêu, có thêm thầy Phục (?) làm phụ tá. Từ 1973 – 1975, giám đốc là thầy Sanh(?) thay thế cô Liêu nghỉ hưu. Ngoài ra c̣n có các Ban Giảng huấn, Giám thị và nhân viên Văn Pḥng.

Tương tự các TTGD khác, TTGD Nguyễn Hiền Đà nẵng có một chương tŕnh giảng dạy đặc biệt, trong đó học sinh phải thi tuyển vào ngay từ lớp 1 và được học miễn phí đến lớp 12. Học sinh được dạy hoàn toàn bằng chương tŕnh Việt ngữ, nhưng song song đó Pháp ngữ được dạy ngay từ lớp 1 với những giáo sư được chính phủ Pháp gởi sang. Ngoài ra học sinh TTGD Nguyễn Hiền c̣n được học Anh ngữ ngay từ bậc trung học đệ nhất cấp.

Đội ngũ giáo chức được TTGD tuyển chọn về giảng dạy là các thầy-cô giáo đă chứng tỏ năng lực và sự tận tâm của ḿnh ở các nơi khác. Thêm vào ưu điểm đó, nhờ sĩ số hạn chế (25 – 30) học sinh ở mỗi lớp nên học lực của học sinh của trường rất khá và đều.

So với các ngôi trường khác của Đà nẵng, nếu tính mốc thời gian cuối là 1975 th́ TTGD NH được thành lập trể nhất, và có tuổi đời ngắn nhất. Từ niên khóa 1967-1968 đến 1974-1975, nếu tính chẳn th́ chỉ vỏn vẹn 8 năm.  Từ chương tŕnh trường Tây chuyển sang chương tŕnh Việt, khóa các anh chị lớn nhất cũng chỉ dừng ở lớp 12. Chưa có niên khóa nào của trường được “lèo chỏng” đi thi mảnh bằng tú tài cả! Đó cũng là điều đáng tiếc. Tiếc cho ngôi trường đă có một chương tŕnh đào tạo thật tốt, và tiếc cho chúng ta đă chịu thiệt tḥi khi bị cuốn phăng theo buổi giao thời của lịch sử.

 

-Trung tâm giáo dục Hàn Thuyên, Nha Trang

Năm 1920, chính quyền Pháp tại Nha Trang mở một trường chuyên dạy tiếng Pháp cho con em quan chức người Pháp và một số con em những quan chức Việt gọi là Trường Tiểu học Pháp (Collège Francais de Nha Trang), dạy theo chương tŕnh chính quốc, thường gọi là trường Tây.

Các hiệu trưởng College francais de Nha Trang từ 1948-1966:  Faure Jean, Hartmann Pierre.

Năm 1967 khi được bàn giao cho chính phủ VNCH th́ trường lấy tên là Trung tâm giáo dục Hàn Thuyên.

 

-Trung Tâm Giáo Dục Hùng Vương, Đà Lạt

Trường được xây dựng trong ṿng 8 năm, hoàn thành năm 1927 và mở cửa đón học sinh nội trú từ ngày 7 tháng 1 năm 1928. Tên gọi đầu tiên của trường là Petit Lycée Dalat, đây là nơi chuyên dành cho việc giảng dạy con em người Pháp và Châu Âu ở cấp bậc tiểu học và trung học.

Tuy nhiên sau đó Đà Lạt đă thu hút rất nhiều gia đ́nh trong giới thượng lưu người Việt đến sinh sống. Từ đó trường cũng nhận luôn việc giảng dạy con em người Việt. Hoàng đế Bảo Đại hoặc quốc vương Kampuchea Norodom Sihanouk cũng đă từng có một thời gian học tại đây.

Năm 1932 trường được đổi tên thành Grand Lycée de Dalat và đến năm 1935 trường mang tên là Lycée Yersin. Tên gọi với mục đích để tưởng nhớ tới bác sĩ Alexandre Yersin - người đă có công t́m ra cao nguyên Lâm Viên để rồi sau đó khai sinh ra Đà Lạt.

Điểm nhấn của trường là dăy lớp học h́nh ṿng cung và tháp chuông cao. Gạch xây trường là gạch trần đỏ được chở từ châu Âu sang, c̣n mái được lợp bằng ngói cũng của Pháp (nhưng sau đó đă được trùng tu lại nên mái ngói hiện giờ không c̣n là nguyên thủy).

Sau năm 1967, trường Lycée Yersin được giao cho chính phủ Việt Nam Cộng Hoà và đổi tên thành Trung tâm Giáo dục Hùng Vương đến ngày 30/4/1975.

Các cựu học sinh nổi tiếng của trường này là hoàng đế Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, tổng trưởng dân vận chiêu hồi Hoàng Đức Nhă, chuẩn tướng Dương Mộng Bảo…

 

Tài liệu tham khảo:

-Lịch sử Trường THPT Lê Quư Đôn

(http://www.thpt-lequydon-hcm.edu.vn/gioi-thieu/15/Lich-Su-Truyen-Thong-History-Of-Le-Quy-Don-High-School.html)

-Wikipedia tiếng Việt

-Blog : Lê Quư Đôn Khung Trời Kỷ Niệm

http://thaolqd.blogspot.com/2016/05/toi-xin-gioi-thieu-loat-bai-viet-ve_11.html?m=1

Trung Tâm giáo dục Nguyễn Hiền

http://trang-chu.net/ttgdnguyenhien/hinh-thanh/

Trung Tâm giáo dục Hàn Thuyên

https://truonghanthuyen.vietface.club/index.php/2018-nha-trang-2/

Facebook: Nha Trang ngày xưa

Facebook: Sài G̣n Xưa

Blog Văn Thơ Nhạc: Những trường học tại Nha Trang Xưa và Nay

http://vanthonhactrieuchau.blogspot.com/2014/06/nhung-truong-hoc-tai-nha-trang-xua-va.html?m=1

College de Nhatrang

https://www.collegefrancaisnhatrang.net/Text/cfnt0007.html

Trang nhà: Đà Lạt 360

https://360dalat.com/dia-diem/nhung-ki-uc-xua-cu-ve-ngoi-truong-lycee-yersin-o-da-lat-1753

(C̣n tiếp)